Bốn loại hình kinh doanh chính Phần 2

Bốn loại hình kinh doanh chính Phần 2

Bạn có thể kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm (sản xuất/bán lẻ) cho khách hàng. Kinh doanh sản phẩm thường cần nhiều vốn ban đầu (để mua nguyên vật liệu, xây nhà máy, vận hành máy móc hay mua hàng hóa nếu bán lẻ).

Bốn loại hình kinh doanh chính Phần 2


3) Khoán việc cho bên ngoài

Giả sử bạn muốn mở một công ty quảng cáo. Bạn biết rằng chi phí thuê văn phòng, sắm máy tính và các thiết bị văn phòng khác sẽ “ăn” vào vốn hàng trăm ngàn đô. Ngoài ra, bạn cũng cần khoảng 50.000 đô một tháng để trả cho đội ngũ chuyên viên viết quảng cáo, thiết kế mỹ thuật, lên kế hoạch truyền thông và nhân viên hành chính trước khi có được khách hàng đầu tiên.

Tuy vậy, bạn vẫn có cách cắt giảm số vốn ban đầu: hãy khoán toàn bộ công việc cho những người làm nghề tự do trong nước hoặc ngoài nước! Với sức mạnh Internet và công nghệ, bạn có thể khoán bất cứ khâu nào trong hoạt động kinh doanh của bạn cho một đội ngũ chuyên nghiệp với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với việc lập ra đầy đủ các ban bệ trong công ty.

Ví dụ, nếu bạn giành được một hợp đồng thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho khách hàng từ khâu ý tưởng, thiết kế đến dàn dựng chương trình, bạn có thể truy cập chợ trực tuyến của những người làm nghề tự do tại www.elance.com hay www.workaholicsforhire.com. Đăng thông tin về dự án của bạn, tuyển chọn và giao hợp đồng cho êkíp nào đáp ứng được yêu cầu của bạn. Khi hoàn thành dự án, bạn có thể nhận trọn gói 20.000 đô từ khách hàng mà chỉ phải trả cho những người bạn thuê 10.000 đô (ví dụ vậy), và thế là bạn bỏ túi 10.000 đô (50% tỉ lệ lợi nhuận). Cứ như vậy vài lần, bạn sẽ tích lũy đủ tiền để tuyển nhân viên cho mình và thuê văn phòng.

Bốn loại hình kinh doanh chính (Phần 2)

Như bạn có thể thấy từ hình chụp trang web bên trên, bạn có thể dùng biện pháp này với các ngành kinh doanh khác nhau như thiết kế trang web hay phát triển phần mềm. Bài toán đối với chủ doanh nghiệp là không những bạn cần giảm số vốn ban đầu đến mức thấp nhất mà còn phải cố gắng kiếm được càng nhiều lãi càng tốt.

4) Sách lược “nấu cháo rìu” – để khách hàng và nhà cung ứng trang trải mọi chi phí

Bạn đã nghe câu chuyện nấu cháo rìu chưa nhỉ? Ngày xưa, có một người khách bộ hành, sau một ngày ròng rã, gối mỏi, chân chồn, bụng đói, anh cảm thấy như bắt được vàng khi thấy làn khói bốc lên từ ngôi nhà nhỏ nằm đơn độc ngoài bìa rừng. Chàng trai gõ cửa hỏi xin chủ nhà một chỗ ngủ và một bữa lót dạ, nhưng ông chủ dáng vẻ phương phi béo tốt đã phũ phàng đóng sập cửa lại trước mũi anh.

Vị khách khôn ngoan biết rằng không nên kỳ kèo với một người no đủ, không biết thế nào là cái đói cái rét cái mệt của những chặng đường trường. Anh nhặt mấy cành khô, kiếm được một cái nồi mẻ ở góc hàng rào rồi múc nước đổ vào đầy nồi và nhóm lửa đun. Ông chủ nhà thấy khách lúi húi nhóm bếp bên ngoài thì lấy làm tò mò lắm, ông thò đầu ra ngoài cửa sổ hỏi:

“Này anh kia, anh làm cái gì đấy?”

“À, tôi nấu món cháo rìu ấy mà.”

“Cháo rìu à, tôi chưa nghe thấy ai nấu cháo rìu bao giờ! Thế nó có ngon không?”

“Rõ thật ông sống hoài sống phí. Đó là món ngon nhất đấy, đặc biệt là trong một ngày mùa đông rét mướt thế này.”

Được một lúc anh gõ cửa, hỏi xin một nắm gạo vì anh lỡ tay đổ quá nhiều nước. Thương tình, bà chủ nhà mang ra cho anh một chén gạo đầy. Anh đổ cả chén gạo vào nồi.

Một lúc sau anh lại gõ cửa xin chủ nhà một ít muối, vì cháo hơn nhạt. Lúc sau nữa là một chút dầu ăn, rồi tiêu và cuối cùng là hành. Cô con gái ông chủ nhà còn cho anh thêm mấy quả trứng gà. Bây giờ thì mùi thơm quyến rũ của nồi cháo hành bốc lên nhức cả mũi, ông chủ nhà không thể chịu nổi, bèn mở cửa chạy ra xin nếm thử một miếng. Tất nhiên, vị khách của chúng ta không “keo kiệt” như ông chủ nhà, anh mượn chén bát múc ra mời mọi người nếm thử. Ăn xong ai cũng tấm tắc, sao trên đời lại có món cháo rìu ngon đến thế!

Trong kinh doanh, bạn cũng có thể học tập chiêu này của người khách thông minh kia, bởi vì khi bạn không có nhiều vốn để bước vào kinh doanh, bạn cần phải động não để kiếm tiền đáp ứng nhu cầu của công ty. Ví dụ, bạn cần tiền để mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên, trả tiền thuê văn phòng trước khi thu tiền lại được (từ việc bán hàng).

Để “nấu cháo rìu”, bạn hãy làm sao khiến khách hàng trả tiền trước cho bạn. Bằng cách này, bạn có một khoản tiền đủ để trang trải hoạt động của doanh nghiệp. Trong thực tế, sách lược “nấu cháo rìu” thông dụng hơn bạn tưởng, nó được áp dụng trong những lĩnh vực như thiết kế nội thất, trung tâm thể hình, trung tâm đào tạo… Trong những lĩnh vực khác, bạn hãy làm hết sức để thuyết phục khách hàng trả tiền trước khi giao hàng để hưởng khuyến mãi nhiều hơn.

Đồng thời, hãy tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng để họ cho phép bạn trả chậm, chẳng hạn sau 90 ngày. Nói cách khác, bạn có thể dùng tiền kiếm được sau khi bán hàng để trả cho bên cung ứng, giảm nhu cầu cần tiền cho hoạt động kinh danh.

5) Trả lương bằng cổ phiếu và lợi nhuận

Một trong những chi phí tốn kém nhất trong kinh doanh là chi phí nhân sự. Thay vì trả lương bằng tiền mặt, hãy đề nghị đối tác và nhân viên nhận lương bằng cổ phiếu hoặc phần trăm lợi nhuận sau mỗi dự án.

Bốn loại hình kinh doanh chính (Phần 2)

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x