Ba loại báo cáo tài chính

Ba loại báo cáo tài chính BA LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH

Ba loại báo cáo tài chínhTôi đã đề cập đến những vấn đề tài chính cơ bản trong giai đoạn đầu mở công ty, bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề quản lý tiền bạc khi công việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động.
Cũng như thời còn đi học, vào cuối năm học, mỗi học sinh đều được phát học bạ trong đó ghi điểm tổng kết các môn học, một công ty cũng có ba loại báo cáo, cho biết công ty hoạt động như thế nào và có đạt b) Lời chào hàng thuyết phụcxđược các mục tiêu tài chính hay không. Ba bảng báo cáo tài chính bao gồm:
1) Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh,
2) Bảng Cân Đối Kế Toán, và
3) Bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ.

Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 

Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (còn gọi là Báo Cáo Lãi Lỗ) cho biết công ty đạt được doanh thu bao nhiêu (doanh số bán hàng), chi tiêu thế nào (tổng chi phí) và lợi nhuận còn lại ra sao. Bảng báo cáo này được tính toán trong một khoảng thời gian nhất định như hàng quý (3 tháng) hay hàng năm.
Dưới đây là một Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh giản lược. Hãy xem xét các thành phần quan trọng trong bảng báo cáo này và những gì bạn cần chú ý để xây dựng một công ty thành công.

1) Doanh thu
Con số đầu tiên bạn phải chú trọng là doanh thu, còn gọi là doanh số bán hàng, tức là số tiền công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định.
Doanh thu = Giá mỗi đơn vị sản phẩm x Lượng đơn vị sản phẩm bán được.
Do đó, nếu công ty bán được 10.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100 đô, doanh thu của bạn sẽ đạt 1.000.000 đô. Trong thực tế, công ty của bạn có thể có nhiều dòng sản phẩm và dịch vụ với nhiều mức giá đối với mỗi địa phương và đơn vị kinh doanh khác nhau.
Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải hướng tới chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu 20% một năm. Từ đầu năm, bạn phải đặt ra chỉ tiêu doanh thu và liên tục theo dõi doanh số bán hàng đạt được hàng tuần, hàng tháng và hàng quý để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra vào cuối năm.
Xác lập chỉ tiêu doanh thu và theo dõi doanh số bán hàng thường xuyên
Khi tôi mới bắt đầu công ty của mình, chúng tôi đặt ra một mục tiêu táo bạo: đạt doanh thu một triệu đô một năm (tức là 83.000 đô một tháng). Với giá học phí trung bình 2.000 đô/người, chúng tôi cần 500 học viên để đạt được mục tiêu này, tức là 41 học viên một tháng và 10 học viên một tuần.
Vì vậy, hàng tuần chúng tôi theo dõi doanh số bán hàng rất sát sao.
Nếu thấy doanh thu thấp hơn mục tiêu, chúng tôi sẽ cải thiện chiến lược và thực hiện nhiều biện pháp để đưa con số tăng trở lại. Ví dụ, chúng tôi sẽ thay đổi tiêu đề của mẫu quảng cáo, tạo nhiều kênh tiếp thị mới, thử nghiệm một đợt khuyến mãi mới, thay đổi cách giới thiệu khóa học, tiến hành các biện pháp hỗ trợ khách hàng mới, động viên đội ngũ bán hàng.

Mặc dù những điều này nghe có vẻ quá hiển nhiên, nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp không đặt mục tiêu doanh thu hàng năm cụ thể, hoặc không theo dõi doanh số bán hàng thường xuyên. Họ chỉ cặm cụi làm việc và tưởng rằng cuối năm họ sẽ được đền bù hậu hĩnh!
Ba loại báo cáo tài chính

2) Giá vốn hàng bán
Con số thứ hai mà bạn phải liên tục theo dõi là giá vốn hàng bán, cũng được biết đến như chi phí bán hàng (đối với những công ty cung cấp  dịch vụ mà không có sản phẩm cụ thể). Con số này đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Nó có thể bao gồm: lương nhân viên, vật liệu thô, chi phí cho nhà cung ứng, chi phí sản xuất, giá bán sỉ hàng hóa v.v…

Ví dụ, nếu chi phí để may một bộ quần áo là 40 đô và bạn bán được 10.000 bộ, thì tổng giá vốn hàng bán của bạn sẽ là 400.000 đô. Để đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, bạn phải thường xuyên đo lường giá vốn hàng bán và có những biện pháp cần thiết để duy trì hoặc giảm con số này. Điều quan trọng là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm mà vẫn có thể giảm giá vốn hàng bán.
Ví dụ, bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, khoán việc lắp ráp, gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn, hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động.
Liên tục theo dõi và duy trì giá vốn hàng bán
Trong công ty của tôi, CEO và các giám đốc đều được đào tạo để theo dõi chi phí bán hàng hàng tuần, hàng tháng và hàng quý. Trong ngành kinh doanh dịch vụ như chúng tôi, chi phí để cung cấp dịch vụ (dịch vụ đào tạo) bao gồm chi phí vận chuyển, tiền thuê địa điểm, thuê trang thiết bị và thù lao cho các chuyên gia đào tạo. Chỉ khi bảo đảm được mức chi phí thấp nhất, chúng tôi mới có thể chắc chắn rằng mình có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận trong năm.

Xin nhắc lại, nhiều công ty thất bại vì người chủ bỏ qua khâu theo dõi chi phí sản xuất. Hệ quả tất yếu là họ sẽ chi tiêu nhiều hơn dự tính và bị mất tiền cho mỗi lần bán được hàng
Đọc tiếp phần 2 tại đây
Ba loại báo cáo tài chính

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x