Bốn loại hình kinh doanh chính

Bốn loại hình kinh doanh chính Bạn có thể kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm (sản xuất/bán lẻ) cho khách hàng. Kinh doanh sản phẩm thường cần nhiều vốn ban đầu (để mua nguyên vật liệu, xây nhà máy, vận hành máy móc hay mua hàng hóa nếu bán lẻ) nhưng có cách để bắt đầu kinh doanh với số vốn 0 đồng
Bốn loại hình kinh doanh chính

Bốn loại hình kinh doanh chính

Trong khi đó, kinh doanh dịch vụ không đòi hỏi nhiều vốn như vậy. Bạn có thể bán thời gian và công sức (cắt tóc, sửa chữa máy móc) hay kiến thức (tư vấn, đào tạo, pháp lý). Do hầu hết tài sản là tài sản trí tuệ (ý tưởng và kiến thức của bạn), chi phí lớn nhất là tiền lương cho nhân viên.*** Công ty của bạn có thể kinh doanh với đối tượng người tiêu dùng (Business to Consumer viết tắt là “B to C” hay “B2C”) hoặc với các công ty khác (Business to Business, viết tắt là “B to B” hay “B2B”). “B to C” như tiệm làm tóc, nhà hàng hay các trung tâm giáo dục thường cần nhiều tiền hơn để quảng cáo và thuê mặt bằng. Trong khi đó, các công ty “B to B” thường không cần tiền để quảng cáo và khuyến mãi. Hợp đồng kiếm được thường thông qua bán hàng trực tiếp, email hay điện thoại. Và do việc cung cấp dịch vụ thường được thực hiện tại văn phòng khách hàng, việc thuê mặt bằng cũng không quá cần thiết. Điểm bất lợi của “B to B” là việc thanh toán thường được thực hiện trong khoảng 30-60 ngày sau khi sản phẩm/dịch vụ được cung cấp. Với các công ty “B to C”, việc thanh toán được thực hiện ngay lập tức dưới dạng tiền mặt. Và đương nhiên lượng tiền cần cho hoạt động công ty sẽ được đảm bảo hơn.

Tóm lại, việc kinh doanh có thể chia thành 4 lọai chính.

1) Kinh doanh sản phẩm “B to B”,

2) Kinh doanh sản phẩm “B to C”,

3) Kinh doanh dịch vụ “B to B” và

4) Kinh doanh dịch vụ “B to C”.

Bảng liệt kê dưới đây tổng kết điểm đặc thù của mỗi hình thức kinh doanh. Như bạn có thể thấy, kinh doanh dịch vụ “B to B” thường được bắt đầu với rất ít vốn đầu tư. Tất cả những gì bạn cần để làm việc tại nhà là một chiếc máy tính xách tay, một chiếc điện thoại di động và trí tuệ của bạn.

Bốn loại hình kinh doanh chính

CHƯA BAO GIỜ VIỆC MỞ MỘT CÔNG TY LẠI THUẬN LỢI NHƯ NGÀY NAY

Thật may, việc mở kinh doanh riêng ngày nay rẻ hơn nhiều so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Trong quá khứ, bạn cần nhiều tiền để mua vật liệu thô, xây dựng văn phòng/nhà xưởng, mướn công nhân và quảng cáo. Ngày nay, nhờ kỹ thuật tiên tiến, bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng một cơ nghiệp triệu đô với số vốn khiêm tốn ban đầu! Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy tính xách tay, một chiếc điện thoại di động và tấm danh thiếp để bắt đầu kiếm tiền. Trong thời đại thông tin hiện nay, bạn có thể bán những sản phẩm trí tuệ/kỹ thuật số hay dịch vụ mà không tốn chi phí sản xuất. Bạn có thể ngồi nhà mà vẫn bán hàng được cho cả thế giới nhờ vào sức mạnh của Internet. Bạn có thể quảng cáo công ty của mình (trên Internet như blog, mạng xã hội), tự làm phim quảng cáo (chiếu trên Youtube), và gửi hàng trăm ngàn email để tiếp cận một lượng khách hàng khổng lồ miễn phí. Cơ hội quả là vô tận!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỞ MỘT CÔNG TY VỚI SỐ VỐN KHIÊM TỐN BAN ĐẦU?

Cho dù bạn quyết định kinh doanh dưới hình thức nào, hãy để tôi chia sẻ với bạn một số chiến lược sáng tạo nhằm giúp bạn giảm tối đa vốn đầu tư ban đầu.

1) Chiến lược phát triển chậm mà chắc

Có hai cách để thành lập một doanh nghiệp. Cách đầu tiên là “trình làng ấn tượng”, có nghĩa là bạn phát huy tổng lực để gây tiếng vang ngay từ đầu bằng cách huy động thật nhiều tiền, thuê toàn những “ngôi sao” về làm việc, mở văn phòng ngay giữa trung tâm và tấn công vào thị trường với những chiến lược tiếp thị chớp nhoáng. Với chiến lược này, bạn cần cả núi tiền và không được phép mắc một sai lầm nhỏ nào. Nếu thành công, bạn sẽ thu về hàng triệu đô doanh thu và chiếm lĩnh thị phần rất nhanh. Nếu thất bại, công ty bạn sẽ sụp đổ chỉ sau một đêm.

Bản thân tôi thích phương châm “chậm mà chắc” hơn. Hãy bắt đầu một cách từ tốn và phát triển từng bước. Tất nhiên bạn không thể kiếm được hàng triệu đô doanh thu trong buổi đầu, nhưng đổi lại bạn có thể thử nghiệm các chiến lược kinh doanh của mình và cải tiến nó trước khi công ty (thử thách) phát triển quá to và quá tốn kém không thể quản lý nổi.

Khi mới mở AKLTG, tôi biến nhà mình thành văn phòng và chỉ tuyển một nhân viên duy nhất. Tôi bắt đầu với các khóa đào tạo cho các trường học. Bằng cách này, tôi không cần phải đăng quảng cáo (bán trực tiếp cho các trường) hay thuê phòng ốc đắt tiền để tổ chức khóa học vì tất cả các lớp đều được thực hiện tại trường. Do đó, với chỉ 8.000 đô, tôi có thể vận hành công ty và tạo được doanh thu dù chậm nhưng chắc chắn. Khi có cơ sở tin rằng mô hình hoạt động của mình là đúng, tôi mới tự tin mở rộng kinh doanh.

Sau đó, tôi từ từ tiết kiệm và dùng tiền kiếm được để tuyển thêm nhân viên, thuê văn phòng, địa điểm giảng dạy và đăng quảng cáo trên báo. Với phương châm “lấy mỡ rán mỡ” (lấy lợi nhuận kiếm được đầu tư ngược vào công ty), tôi phát triển công ty một cách vững chắc, kiếm được các đối tác và chỉ trong vòng sáu năm, chúng tôi đã có nguồn doanh thu 20 triệu đô mỗi năm. Để vận hành công ty ngày hôm nay, chúng tôi mất khoảng 400.000 đô chi phí cố định hàng tháng và cần tổng cộng 1,2 triệu đô (tài sản và tiền mặt) để hoạt động mỗi ngày. Từ câu chuyện có thật của mình, tôi muốn bạn tin rằng, việc bắt đầu một công ty nhỏ và gây dựng nó thành một công ty đứng đầu thị trường với hàng chục triệu đô doanh thu là điều hoàn toàn khả thi. Thật vậy, Creative Technologies (doanh số một triệu đô Mỹ) của Lim Wong Ho chỉ có số vốn ban đầu là 6.000 đô và Hewlett Packard (doanh số 104 tỉ đô Mỹ) cũng được bắt đầu chỉ với 538 đô Mỹ. Tương tự, Sony International của Akio Morita có số vốn ban đầu dưới 5.000 đô Mỹ.

2) Duy trì chi phí không cố định

Một cách khác để giảm rủi ro và cần ít vốn là giảm thiểu chi phí cố định, thay vào đó là những khoản chi không cố định.

Chi phí cố định là những khoản chi mà bạn phải trả hàng tháng bất kể bạn có bán được hàng hay không. Chi phí cố định lớn bao gồm lương nhân viên và tiền thuê văn phòng. Nếu bạn bắt đầu kinh doanh với chi phí cố định cao, bạn cần vốn ban đầu đủ lớn (tiền mặt) để trả các khoản này hàng tháng cho tới khi bạn có khoản thu đầu tiên.

Trong khi đó, các chi phí không cố định chỉ phát sinh khi sản phẩm bán được. Nói cách khác, bạn chỉ phải trả các khoản này khi thu được tiền từ việc bán hàng. Bằng cách này, bạn tốn rất ít vốn ban đầu để trang trải hoạt động cho công ty.

Ví dụ, khi tôi mới mở Event Gurus với hai đối tác khác, chúng tôi không dùng nhiều tiền để mua sắm các thiết bị âm thanh ánh sáng cho việc tổ chức sự kiện, vì sẽ tốn từ 20.000 đô đến 30.000 đô. Ngược lại, chúng tôi thuê các thiết bị này (mất từ 1.000 đô đến 1.500 đô) khi có sự kiện. Thay vì tuyển nhân viên làm việc toàn thời gian, chúng tôi thuê những kỹ thuật viên, DJ, người dẫn chương trình làm nghề tự do và chỉ phải trả cho họ khi thu được tiền từ một sự kiện.

Khi mới bắt đầu AKLTG, tôi cùng đối tác không hề mua hay thuê trung tâm đào tạo để tổ chức các khóa học và hội thảo. Nếu làm vậy, sáu tháng đầu tiên có thể ngốn của chúng tôi từ 100.000 đô đến 200.000 đô vào tiền thuê và sửa sang phòng ốc. Với số tiền 8.000 đô khiêm tốn ban đầu, chúng tôi phải linh hoạt và sáng tạo. Chúng tôi tổ chức các khóa học tại khách sạn hoặc câu lạc bộ. Mỗi lần tổ chức chúng tôi phải trả từ 1.000 đô đến 2.000 đô, nhưng chỉ khi nào có sự kiện mà thôi. Khi công ty lớn dần và có của ăn của để, bạn có thể chuyển dần các chi phí không cố định thành chi phí cố định, bởi vì chi phí cố định sẽ giảm đi khi công ty phát triển. Mặc dù chi phí không cố định giúp bạn không phải “gồng” lên kiếm vốn ban đầu, nhưng nó khá là đắt trong mối tương quan với chi phí cố định, vì bạn trả theo từng sự kiện. Do đó, khi đã đủ mạnh, tôi bắt đầu thuê trung tâm đào tạo và tuyển nhân viên toàn thời gian.

Đọc tiếp phần 2 tại đây

Bốn loại hình kinh doanh chính

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x