Quản lý tiền bạc

Quản lý tiền bạc Đã đến lúc chúng ta bàn đến vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi doanh nhân.

Quản lý tiền bạc

Thật oái oăm, đây là một trong những lý do chính khiến chúng ta dấn thân vào con đường kinh doanh nhưng lại thường là điều bị coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cho đến khi nhiều vấn đề phát sinh ta mới chú ý đến. Phải, tôi muốn nói đến việc quản lý tiền bạc trong công ty của bạn.

Tiền bạc chính là huyết mạch của công ty bạn. Mặc dù tất cả chúng ta nên bước vào kinh doanh với niềm khao khát được làm những việc mình yêu thích và tạo ra sự khác biệt cho những người mà chúng ta phục vụ, thì tiền bạc vẫn là thứ không thể bỏ qua. Đây là vấn đề mà chúng ta luôn cần phải quản lý và quan tâm thích đáng để đạt được thành công.

1) TIỀN BẠC LÀ HUYẾT MẠCH TRONG KINH DOANH

Một công ty không có tiền cũng giống như một người không có máu hoặc một chiếc xe không có xăng. Nó là nguồn lực quan trọng mà một công ty cần có để phát huy hết tiềm năng. Bạn có thể có những ý tưởng độc đáo, một đội ngũ những con người tài năng, những sản phẩm tuyệt vời và một thị trường tiềm năng. Tuy vậy, nếu thiếu đi sự quản lý tài chính một cách đúng cách, không một mục tiêu nào của bạn có thể thành hiện thực.

Trong đời, tôi từng gặp nhiều doanh nhân làm việc siêng năng, thu hút được rất nhiều khách hàng đồng thời mang đến cho họ giá trị cao. Nhưng vì không có ai chú trọng đến sổ sách kế toán, công việc kinh doanh dần dần lụn bại. Những điều này có thể tránh được nếu người chủ doanh nghiệp hiểu và quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý vòng quay tiền mặt trong công ty.

ĐA SỐ DOANH NHÂN TRÁNH NHÌN VÀO NHỮNG CON SỐ… BẠN KHÔNG THỂ LÀM ĐIỀU TƯƠNG TỰ

Câu hỏi được đặt ra, nếu tiền bạc là một vấn đề quan trọng đến thế trong kinh doanh, cớ sao nhiều doanh nhân lại xao lãng không dành đủ thời gian cho nó? Có ba lý do chính: một là họ thiếu kiến thức, hai là họ sợ hãi và cuối cùng là bản tính cố hữu thích trù trừ, trì hoãn. 1) Thiếu kiến thức về tiền bạc

Thật không may, rất ít người được đào tạo về quản lý tiền bạc. Trừ khi chuyên ngành học của bạn là tài chính hay kế toán, nhiều khả năng là bạn không học được chút gì về những phương pháp quản lý tiền bạc khôn ngoan từ cha mẹ, hay ở trường phổ thông, đại học.

Trên thực tế, tôi biết nhiều người thậm chí còn không quản lý tiền bạc cá nhân nữa. Họ không kiểm soát chi phí, không biết mình hiện có bao nhiêu tiền và không lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Như một hệ quả tất yếu của những thói quen xấu về tiền bạc, họ thường vướng vào nợ nần hoặc chỉ biết trông chờ vào đồng lương hàng tháng. Nếu một ngày nào đó họ mở công ty và mang những kỹ năng quản lý tiền kém cỏi này vào kinh doanh thì đây sẽ là một thất bại “báo trước” ngay từ đầu. Vì thế tôi dành cả chương này để chia sẻ với bạn các kỹ năng cơ bản về việc quản lý tài chính một cách thông thạo.

Quản lý tiền bạc

2) Sợ tiền bạc

Chính vì không biết quản lý tiền bạc mà nhiều người sợ đối mặt với điều này. Nhiều doanh nhân tâm sự với tôi rằng họ rất ngại việc thường xuyên phải kiểm tra doanh số bán hàng, chi tiêu và những con số tài chính khác. Họ cảm thấy căng thẳng khi phải xem xét và làm việc với những con số. Họ lo lắng khi nhận hóa đơn thanh toán và càng căng thẳng hơn khi doanh thu không được như mong muốn. “Tôi không thạo tính toán” là một trong những lời bào chữa phổ biến nhất mà họ thường viện ra.

Do vậy, rất nhiều người lảng tránh việc này và giao phó cho người thân, họ hàng hay một người bạn “đáng tin cậy”. “Mình không rành tính toán tiền bạc, thôi để cho Mary lo liệu vậy”. Nhưng tôi xin nhấn mạnh điều này: nếu bạn không nắm được số tiền mặt hiện có, doanh số bán hàng và các chi phí một cách tường tận mà giao cho người khác, thì xác xuất thất bại của bạn là 95%! Nếu muốn thành công trong bất cứ loại hình kinh doanh nào, bạn phải vượt qua tâm lý e ngại đó và bắt đầu quan tâm ngay đến tình hình tài chính của công ty.

3) Thích lần khân, trì hoãn
Cuối cùng, rất nhiều chủ công ty mà tôi biết có xu hướng xem công việc tài chính và kế toán là thứ yếu. Họ luôn tập trung vào nghiên cứu sản phẩm, cung cấp dịch vụ, làm việc với khách hàng, quảng bá cho công ty hay quản lý nhân sự. “Tôi không có thời gian lo việc sổ sách”, “Để sau cũng được mà, con số có chạy mất đâu mà sợ”.

Tất nhiên, sổ sách của họ vì thế mà không được cập nhật thường xuyên. Họ chỉ biết đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của tháng 5 vào tháng 9! Điều này cũng tương tự như việc một đội bóng rổ thi đấu mà đến hai tuần sau mới nhìn thấy bảng điểm! Nếu bạn chơi một trận bóng rổ mà không biết tỉ số bao nhiêu, làm sao bạn biết mình đang thắng hay thua? Làm sao bạn biết được chiến thuật của mình có đúng hay không? Vâng, kinh doanh cũng giống như vậy. Tất cả doanh nhân thành đạt đều phải thường xuyên nhìn vào bảng tỉ số. Bạn phải để mắt theo dõi và tính toán doanh thu, chi phí và dòng tiền hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng! Bằng những phần mềm hiệu quả với giá phải chăng như Microsoft Excel và Money, ai cũng có thể làm được việc này.

Quản lý tiền bạc

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x