Bài học làm giàu số 1 – Những bước chân đầu đời của khởi nghiệp
Học cách bán hàng và vượt qua nỗi sợ bị từ chối, Kiếm tiền bằng cách biến khó khăn thành cơ hội.
Vào thời điểm trước đây, những đứa trẻ tuổi teen rất khoái đi nhảy trong các vũ trường sôi động vào ban ngày (Tea Dances).
Sở dĩ có chuyện này là vì trẻ em dưới 21 tuổi bị cấm không được lai vãng đến những vũ trường vào ban đêm, nơi có bán thức uống có cồn. Thế là để phục vụ thượng đế nhỏ tuổi, những nơi này bèn tổ chức những buổi “Tea Dances” vào buổi chiều và không phục vụ nước uống có cồn. Nhưng vấn đề ở chỗ là để thỏa mãn nhu cầu nhảy nhót, nhiều đứa trẻ chúng tôi phải trốn học, đó là chưa kể giá vé vào cửa cao – 12 đô.
Khi phát hiện ra vấn đề này tôi liền bụng bảo dạ: nếu tổ chức sàn nhảy dành cho tuổi choai choai vào buổi tối, với giá vé thấp hơn, chắn chắn sẽ không sợ vắng khách. Rồi một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi như tia chớp, “Tại sao mình không đứng ra mở sàn nhảy nhỉ? Vừa được vui chơi thỏa thích, vừa “lấy le” với bạn bè, lại kiếm thêm được tiền!”.
Sau khi đi đến quyết định đó, tôi lập tức đi khắp nơi thăm dò về các công ty cho thuê sàn nhảy, hệ thống âm thanh ánh sáng và cung cấp dịch vụ chỉnh nhạc (DJ). Tôi gọi điện đến vài công ty và biết được giá thuê những dụng cụ thiết bị cần thiết là khoảng 300 đô cho một buổi tối. Một trong những đứa bạn “đối tác” của tôi đặt được một phòng trong một khu căn hộ gần trường để tổ chức sự kiện. Thế là hội đủ những yếu tố cần thiết để chúng tôi cho ra đời sàn nhảy tuổi teen. Bài học làm giàu số 1 của tôi rút ra từ đó.
Bài học làm giầu số 1: Xây dựng mô hình kinh doanh không cần vốn ban đầu
Sau khi lo xong khâu địa điểm và thuê dụng cụ, tôi dùng máy tính của mình để in tờ rơi và áp phích quảng cáo cho sự kiện này. Sau đó tôi in vé và tổ chức một đội bán vé đi một vòng qua các trường học trong vùng bán vé cho học sinh. Mỗi nhân viên bán hàng sẽ nhận được 2 đô cho mỗi vé bán được và tôi đã sử dụng tất cả vốn liếng trong nghệ thuật bán hàng dạy lại cho họ, nhằm đạt chỉ tiêu về doanh số.
Trong buổi đầu tiên, chúng tôi thu hút được hơn 300 bạn tuổi teen với giá vé 8 đô/người. Tôi thu được hơn 2.400 đô. Sau khi trừ chi phí thuê nhạc cụ, chia lợi nhuận với đứa bạn cho mượn địa điểm tổ chức và trả tiền hoa hồng cho đội quân bán vé, tôi bỏ túi 700 đô!
Từ kinh nghiệm ấy, Bài học làm giàu số 1 tôi rút ra rằng: bạn có thể xây dựng một mô hình kinh doanh mà không cần vốn ban đầu. Thật vậy, tôi chỉ trả tiền thuê nhạc cụ, thiết bị và thù lao cho đội quân bán vé từ số tiền bán vé.
Tôi cũng học được rằng, cơ hội kiếm tiền từ công việc kinh doanh luôn ở xung quanh ta. Luôn có cơ hội kiếm tiền hàng ngày! Việc tìm kiếm cơ hội bao gồm việc phát hiện ra một vấn đề hoặc một nhu cầu chưa được đáp ứng và đứng ra tìm cách giải quyết nó. Trong trường hợp này, vấn đề đặt ra là có nhiều bạn trẻ muốn đi nhảy vào buổi tối, trong khi họ không được phép vào nhảy ở những sàn nhảy có sẵn
Bài học làm giàu số 1 – Muốn làm giầu phải biết bán hàng