Tiêu chuẩn cho từng vị trí Phần 3

Tiêu chuẩn cho từng vị trí Phần 3 BƯỚC 5: GIÚP NHÂN VIÊN PHÁT HUY HẾT KHẢ NĂNG

Tiêu chuẩn cho từng vị trí Phần 3

Bước cuối cùng là giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình bằng cách tạo ra văn hóa thành công và củng cố điều đó qua khâu đào tạo và huấn luyện nhân viên. Khi đã tuyển chọn được những người có cả TÂM lẫn TÀI rồi, việc cần làm tiếp theo là đào tạo họ cung cách làm việc riêng của công ty bạn.

Những doanh nghiệp lớn đầu tư rất nhiều thời gian (thậm chí rất nhiều tiền nếu cần thiết) để nhân viên mới thấm nhuần được văn hóa thành công của công ty. Các nhân viên này được hướng dẫn rằng họ phải tuân thủ những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, nguyên tắc nhất định để có thể thành công trong công ty.

Nhiều công ty thành công nhờ tạo ra được văn hóa thành công Mỗi công ty đều có một văn hóa riêng. Văn hóa công ty là cách thức làm việc được chấp nhận trong một công ty. Theo lẽ thường, con người sẽ thích nghi dần với môi trường xung quanh họ.

Tôi phát hiện ra rằng, thậm chí một người có động lực và làm việc nghiêm túc, sau một thời gian cũng trở nên thờ ơ, chán nản và lười biếng, khi được đặt vào một môi trường làm việc mà ai cũng làm việc lè phè. Trong một văn hóa như vậy, cả những người hăng hái bẩm sinh cũng trở nên e dè, ngại không dám tỏ ra tích cực vì sợ bị người khác tẩy chay hoặc chế nhạo (“làm ra vẻ”, “phá đám”). Ngược lại, một người lười biếng sẽ trở nên nhiệt tình hơn, chăm chỉ hơn nếu xung quanh anh ta ai cũng năng động, phấn chấn và tích cực.

Nếu bạn không tự xây dựng một văn hóa mà bạn muốn áp dụng vào công ty của mình và huấn luyện mọi người tuân theo, văn hóa công ty sẽ phát triển một cách tự phát và thường thì không tích cực cho lắm. Hãy nghĩ lại xem, văn hóa của công ty bạn (hoặc công ty cuối cùng mà bạn làm việc) là gì? Đó có phải là văn hóa trong đó mọi người giúp đỡ lẫn nhau hay là bầu không khí “mạnh ai nấy sống”, “sợ rút dây động rừng” hay “giấu dốt”? Đó có phải là văn hóa cởi mở, vui vẻ hay nghiêm túc với nhiều ràng buộc, quy định? Việc tuân thủ giờ giấc có là một phần của văn hóa công ty không, hay mọi người đã quen với việc đi trễ về sớm?

Các công ty lớn không bao giờ phó mặc văn hóa công ty cho may rủi. Người sáng lập và ban quản lý cao cấp luôn là người quyết định những giá trị và nguyên tắc trong công ty và bảo đảm bất cứ ai gia nhập vào gia đình này đều phải thấm nhuần những điều đó.

Trong chương trước, tôi kể chuyện mình làm đổ một ly trà chanh tại một cửa hàng McDonald’s, một nhân viên lập tức có mặt, mang cho tôi một ly trà khác trong vòng chưa tới năm phút. Mới đây, tôi cũng ghé vào một cửa hàng McDonald’s ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur và đến quầy gọi thức ăn. Một nhân viên phục vụ thấy tôi tay xách nách mang nhiều thứ, lập tức giúp tôi mang khay đồ ăn tới bàn gần nhất.

Tiêu chuẩn cho từng vị trí (Phần 3)

Sao tôi lại được hưởng sự ưu ái này tại McDonald’s? Có phải tôi gặp may trong cả hai lần ấy? Hay là tôi vô tình được những “nhân viên tiêu biểu trong năm” phục vụ? Hay là họ đang trong tâm trạng vui vẻ thích giúp đỡ người khác? Không phải! Đó là vì họ nắm rõ văn hóa của McDonald’s, lấy việc phục vụ khách hàng chu đáo và lịch sự lên hàng đầu. Thật ra, tất cả các cán bộ quản lý của McDonald’s đều phải trải qua những giờ huấn luyện tại Hambuger University của McDonald’s trước khi được phép quản lý nhà hàng. Tôi đoan chắc rằng những điều xảy ra với tôi sẽ xảy ra với bạn ở bất kỳ cửa hàng McDonald’s nào trên thế giới (tuy vậy tôi không khuyến khích bạn cố tình làm đổ ly nước của mình đâu). Và một ví dụ nữa. Nếu bạn đến bất kỳ công viên giải trí Disneyland nào, bạn sẽ thấy nhân viên ở đây ai cũng có nụ cười thường trực trên môi và tỏ ra rất thân thiện. Nếu ai đó vô tình xả rác, mẩu rác sẽ được nhặt lên ngay trong vòng chưa đầy 10 phút. Bất kỳ nhân viên nào đi ngang qua sẽ tự động lượm lên bỏ vào thùng rác. Đơn giản thôi, đó là vì văn hóa của Disneyland là tạo ra một nơi làm việc tốt và khiến mọi người vui vẻ.

Do đó, hãy quyết định các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực để tạo nên văn hóa công ty của bạn. Bạn cũng phải đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cho tất cả nhân viên. Bằng cách này, họ biết rõ yêu cầu công việc và kết quả họ cần đạt được để nhận được phần thưởng và được thăng tiến. Sau đó, bạn hãy thiết kế một chương trình huấn luyện văn hóa công ty một cách đều đặn. Không thể hy vọng chỉ sau một lần phổ biến, tất cả nhân viên của bạn sẽ tuân thủ quy định nghiêm ngặt nội quy trong mọi hoàn cảnh.***

Ví dụ, tại AKLTG, tất cả các chuyên gia đào tạo của tôi đều phải trải qua 120 giờ huấn luyện phương pháp giảng dạy độc đáo do tôi thiết kế, các kỹ năng thuyết trình, tâm lý trẻ em và văn hóa thành công của AKLTG. Họ được truyền đạt rằng với tư cách là một chuyên gia đào tạo của AKLTG, họ phải tuân thủ các nguyên tắc: 1) chính trực, 2) sáng tạo, 3) xuất sắc, 4) trách nhiệm, 5) đam mê, 6) hỗ trợ lẫn nhau và 7) giao tiếp cởi mở và thành thật.

Bên cạnh đó, bạn phải dành ra một khoản ngân sách mỗi năm để cử nhân viên (đặc biệt là những người ở cương vị lãnh đạo) tham gia các buổi hội thảo và chương trình huấn luyện để giúp họ luôn theo kịp những xu hướng mới nhất cũng như phát triển kỹ năng của họ. Những điều này cuối cùng sẽ quay lại giúp tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty.

Đừng nghĩ rằng bạn phải đợi cho đến khi công ty trở thành một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô rồi mới cử nhân viên đi học. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt! Đây là một trong những bí quyết quan trọng giúp công ty của tôi thành công. Ngay trong thời kỳ đầu (2 năm đầu tiên), chúng tôi đã đầu tư tiền của để gửi các chuyên gia đào tạo và nhân viên bán hàng đến những buổi hội thảo, hội nghị về các chương trình giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Amsterdam, nơi chỉ có những giám đốc cao cấp và nhân vật quan trọng của Bộ Giáo Dục Singapore mới được tham dự. Mặc dù phải chi từ 7.000 đô đến 8.000 đô cho mỗi người, nhưng tôi vẫn không tiếc vì đó là khoản đầu tư sinh lợi. Những công nghệ giáo dục và phương pháp học tập mới nhất mà họ tiếp thu được đã giúp chúng tôi luôn duy trì vị trí dẫn đầu và tạo ra hàng triệu đô doanh thu.

BẮT ĐẦU… TUYỂN NHỮNG NHÂN VIÊN ĐẦU TIÊN

Nhiều doanh nhân thường hỏi tôi rằng, “Khi nào thì tôi nên bắt đầu thuê người vào làm?”. Nếu bạn thành lập công ty một mình và có rất ít vốn (như tôi hồi trước), việc thuê nhân viên để mở rộng công ty sẽ là một bước khó khăn đối với bạn.

Nhiều chủ doanh nghiệp rơi vào trường hợp này có xu hướng tiết kiệm từng đồng và tin rằng, “Tại sao tôi phải thuê người trong khi tôi có thể làm việc này và tiết kiệm tiền?”.

Tôi cũng từng nghĩ như thế. Và chính cách nghĩ này sẽ mãi mãi kiềm hãm sự phát triển tột bậc của công ty bạn.

Tiêu chuẩn cho từng vị trí (Phần 3)

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x