Đưa công ty ra công chúng Phần 2

Đưa công ty ra công chúng Phần 2

BÍ QUYẾT ĐỂ GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ CỦA CÁC NHÀ TỶ PHÚ
Đưa công ty ra công chúng (Phần 2)

Đưa công ty ra công chúng Phần 2
VẬY ĐÂU LÀ CÁI GIÁ CỦA VIỆC ĐƯA CÔNG TY RA CÔNG CHÚNG?
Vậy thì bạn có phải trả giá cho việc đưa công ty lên sàn chứng khoán và gia nhập đội ngũ tỷ phú không? Chắc chắn là có! Tôi phải thừa nhận rằng khi tôi mới mở doanh nghiệp của mình, tôi cũng nhắm đến mục tiêu đưa công ty ra công chúng. Điều này sẽ cho phép tôi tăng giá trị tài sản lên đáng kể trong một thời gian ngắn và thu tiền về bằng cách bán một số cổ phiếu của tôi trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, sau rất nhiều cân nhắc, bản thân tôi đã quyết định không đi theo con đường này. Cái “bẫy” của việc niêm yết công ty chính là bạn sẽ phải chuyển doanh nghiệp của bạn từ tư nhân sang đại chúng.
Một trong những điều tôi quý trọng nhất khi trở thành doanh nhân là quyền tự do quyết định những gì mình muốn mà không phải giải thích với ai. Tất cả những điều đó sẽ thay đổi nếu bạn điều hành một công ty đại chúng. Bạn sẽ phải trả lời cho các cổ đông (công chúng nói chung và các tổ chức tài chính) và hội đồng quản trị (gồm nhiều giám đốc độc lập) về từng quyết định quan trọng mà bạn đưa ra.
Thêm vào đó, bạn sẽ chịu thêm áp lực phải báo cáo lại bất kỳ một mức tăng trưởng nào trong doanh số bán hàng và lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào mỗi quý. Vào thời điểm bạn không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận, thị trường sẽ trừng phạt công ty bạn bằng cách ào ạt bán cổ phiếu ra, khiến giá cổ phiếu giảm sút. Khi chuyện này xảy ra quá thường xuyên, bạn sẽ phải chứng kiến cảnh nhiều cổ đông giận dữ đến đập cửa nhà mình, yêu cầu bạn phải làm sao cho ra kết quả kinh doanh tốt hơn. Đó là cái giá mà bạn phải trả cho việc có thêm vài trăm triệu đô.

TẬP TRUNG VÀO MỤC TIÊU BAN ĐẦU CỦA MÌNH
Vậy thì bạn có nên đặt mục tiêu đưa công ty lên sàn chứng khoán với mục đích tăng giá trị công ty lên gấp nhiều lần hay cứ để doanh nghiệp là của mình và hàng năm từ tốn thu về một khoản lợi nhuận 1-5 triệu đô hay không? Thật ra, tất cả những điều này phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân và giá trị sống của bạn. Bạn muốn được cả thế giới công nhận, muốn có quyền lực, sự an toàn hay sự tự do hơn? Liệu vài triệu đô thêm vào có đáng để đánh đổi sự tự do mà bạn buộc phải hy sinh? Điều gì khiến bạn hạnh phúc? Đây là những câu hỏi mà chỉ có bạn mới trả lời được.
Hơn bao giờ hết, bạn phải quay lại mục tiêu ban đầu khi bạn thành lập công ty. Đối với tôi, mục đích duy nhất khiến tôi mở kinh doanh riêng là tôi muốn được tự do hơn và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Đưa công ty ra công chúng (Phần 2)

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x