MENU
Cờ tướng, cờ vua và những bài học quản trị nhân sự. Thực tế đã chứng minh rằng, hầu hết các công ty ăn nên làm ra đều rất chú trọng đến công tác quản trị nhân sự. Không có một loại máy móc nào có thể thay thế bộ óc của con người. Từng cá nhân trong tổ chức giỏi sẽ tạo nên một tập thể xuất sắc, lớn mạnh. Do vậy, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp chính là làm thế nào để thu hút, giữ chân và sử dụng nhân tài. Với sự tương đồng là hình ảnh bàn cờ tướng, cờ vua, chúng ta có thể rút ra được những bài học quản trị nhân sự đáng lưu tâm dưới đây.
1. Quản trị nhân sự từ người lãnh đạo
Trên bàn cờ tướng, quân vua khá hạn chế quyền lực bởi chúng chỉ có thể di chuyển trong một khoảng không gian nhỏ hẹp. Chúng luôn cần có những quân sĩ để bảo vệ trước khi bàn cờ kết thúc, vì thế việc lãnh đạo của chúng thường gặp nhiều khó khăn và thụ động.
Trong bài học quản trị nhân sự, đây được coi là đại diện của những lãnh đạo quan liêu. Họ thích ngồi một chỗ và chỉ tay 5 ngón. Họ lợi dụng quyền lực tối đa để sai khiến và bắt người khác phải làm theo ý mình. Thường thì, những người lãnh đạo này có năng lực kém và ít kinh nghiêm nên họ không thể chỉ đạo chính xác cho những nhân viên cấp dưới của mình. Quyền lực là vũ khí của họ, nếu mất quyền lực họ mất tất cả.
Ngược lại, trên bàn cờ vua, quân vua có thể di chuyển tới bất cứ vị trí nào mà không cần có quân sĩ đi kèm. Đây có thể coi là hình ảnh của một nhà quản trị nhân sự cấp cao có chủ kiến, có thể điều hành doanh nghiệp một cách chính xác và toàn diện nhất.
Đại diện cho quân vua trên bàn cờ sẽ là những nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng và có khả năng thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau bằng chính năng lực và kinh nghiệm của mình.
2. Tư duy lãnh đạo trong việc dùng người
Con tốt trên cả 2 bàn cờ là biểu hiện của vị trí thấp trong xã hội, họ thường bảo vệ cho cấp trên và vua. Trong doanh nghiệp, đây chính là những nhân sự làm công ăn lương và có vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tổ chức.
Tuy nhiên, trên bàn cờ tướng, quân tốt sau khi vượt qua các khó khăn, tới cuối nước cờ nó thường không còn giá trị gì nữa cho dù nó đã chiến đấu rất anh dũng. Điều này cũng giống như việc các nhà lãnh đạo không biết trọng dụng người tài hoặc khi đã sử dụng cấp dưới đạt được mục đích công việc rồi thì không còn trọng dụng nữa.
Ngược lại, trong bàn cờ vua con tốt có thể biến thành mọi quân cờ lớn hơn trong bàn cờ, ngoại trừ vua. Đây chính là đại điện của những cá nhân cống hiến, nỗ lực hết mình sẽ được ghi nhận xứng đáng. Nó thể hiện rằng doanh nghiệp có văn hóa học hỏi, cầu tiền và trọng dụng người tài.
3. Sự chủ động trong quản trị nhân lực
Trên bàn cờ tướng, các quân có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, pháo cần có ngòi nổ mới hạ được đối thủ, tượng không được qua sông hay mã cũng chỉ được di chuyển trong những vị trí được cho phép. Điều này đồng nghĩa với trong bài học quản trị nhân sự, dù nhân viên có thể hiện mình và mong muốn đạt mục tiêu như thế nào đi nữa thì sẽ vẫn có những rào cản nhất định dưới tư duy của nhà lãnh đạo.
Ngược lại trên bàn cờ vua, quân tượng có thể di chuyển khắp mọi nơi. Quân mã không bị cản trở nước di chuyển,… Điều này thể hiện lối tư duy quản trị nhân sự hiện đại tại các doanh nghiệp. Sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể nhanh chóng phát huy được hết năng lực. Cũng như khả năng tiềm ẩn của bản thân.
4. Bài học về sự hỗ trợ trong quản trị nhân sự
Trên bàn cờ tướng, chỉ có duy nhất 2 con tốt sẽ được sự bảo vệ của 2 con xe. Tất cả những con tốt khác sẽ đều chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cả bàn cờ. Và những tướng phía sau mình. Do đó, chúng thường xuyên gặp nguy hiểm và dễ thành vật thí mạng.
Trong công việc sẽ có sự phân biệt và không bình đẳng. Điều đó được thể hiện, ở mỗi vị trí và chức vụ khác nhau. Sẽ có mức lương cùng các chế độ đãi ngộ khác nhau. Vị trí càng cao, mức lương thưởng càng cao và ngược lại.
Trên bàn cờ vua, các con tốt đều được hỗ trợ từ các con tướng và có giá trị ngang nhau. Đó chính là những đãi ngộ công bằng với tất cả nhân viên cùng cấp. Nhờ chính sách công bằng này mà còn tốt có thể tự tin xông pha chiến đấu tới nước đi cuối cùng. Đây cũng là một phương pháp quản trị nhân sự đáng học hỏi. Để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
5. Tôn trọng người tài
Trên bàn cờ tướng, 2 con sĩ đứng cạnh vua chỉ có vai trò bảo vệ tướng. Đây được xem là những người có xu hướng xu nịnh cấp trên, không có tài năng. Tuy nhiên chính sự xu nịnh này khiến họ trở thành tay chân thân tín. Của những người lãnh đạo bù nhìn, ưa nịnh.
Điều đó minh chứng rằng, những nhà lãnh đạo không có tài năng thường dễ bị xu nịnh bởi những kẻ cũng không có tài cán gì.
Trên bàn cờ vua, bên cạnh vua là hậu. Nó có sức mạnh cao nhất trong bàn cờ và có thể di chuyển tới bất cứ vị trí nào. Điều đó khẳng định rằng, chỉ những người tài giỏi và có năng lực mới có thể đứng gần lãnh đạo. Họ sẽ trở thành cánh tay phải đắc lực giúp lãnh đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ và công việc của mình.
6. Trao quyền và tôn trọng nữ quyền
Trên bàn cờ vua, quân vua không phải người có nhiều quyền năng nhất. Quân Hậu mới là nước có quyền năng. Có thể dễ dàng di chuyển tới bất cứ vị trí nào trong khi cờ tướng thì không.
Tư duy quản trị nhân sự hiện đại sẽ thể hiện sự trân trọng tài năng làm việc của phái nữ. Họ hoàn toàn có thể đảm đương những vị trí và vai trò quan trọng nhất. Trong doanh nghiệp cũng như trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều chủ doanh nghiệp, những doanh nhân thành công là nữ.
Qua hình ảnh bàn cờ tướng và cờ vua. Chúng ta đã rút ra được các bài học quản trị nhân sự nói trên. Chúng ta đang sống và làm việc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Nên đòi hỏi nhà quản lý cần có tư duy, chiến thuật đổi mới bắt kịp xu thế hiện đại. Muốn doanh nghiệp phát triển và mở rộng buộc phải có sự đóng góp của những nhân tài.