Bốn giai đoạn phát triển của công ty
Trong giai đoạn hào hứng gây dựng doanh nghiệp ban đầu, điều quan trọng là bạn cần nhận thức rõ các giai đoạn khác nhau mà công ty của bạn phải trải qua.
Bốn giai đoạn phát triển của công ty
Khi hoạt động kinh doanh mở rộng, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt thử thách và mục tiêu kinh doanh cũng như cách quản lý của bạn cũng phải thích ứng. Cách bạn quản lý thành công một công ty với 5 nhân viên hoàn toàn khác với những kỹ năng và phương pháp cần
thiết để quản lý một công ty trị giá 50 triệu đô với 200 nhân viên***
Một lý do khác giải thích tại sao nhiều doanh nghiệp không thể phát triển cao hơn một quy mô nhất định hoặc không thể duy trì được mức độ thành công là do các doanh nhân sáng lập thiếu các kỹ năng và thái độ thích hợp trong phong cách quản lý khi công ty họ bắt đầu lớn mạnh, vượt quá năng lực của họ. Do đó, việc học hỏi các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp và sẵn sàng cải thiện kỹ năng, hoàn thiện phương pháp để thích nghi với những yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển là rất quan trọng.
Giai đoạn 1: Khởi đầu và tồn tại
Đây là giai đoạn “vạn sự khởi đầu nan”. Vì nhân lực trong công ty lúc này khá ít ỏi (thường chỉ dăm bảy người) nên mọi người làm việc gần gũi với nhau như một gia đình. Trong giai đoạn này, cấu trúc làm việc và quy trình hoạt động thường không rõ ràng với phương châm “Việc đến tay ai người ấy làm”. Mọi người sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Mục tiêu là chỉ cần trụ lại được và kiếm đủ tiền để hòa vốn.
Thử thách:
Thách thức chính của giai đoạn này là đặt chân vào kinh doanh (bán hàng) và tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu. Là doanh nhân, mối bận tâm chính của bạn là doanh số bán hàng và sản xuất hoặc hoạt động. Mâu thuẫn trong việc đưa ra quyết định hoặc định hướng kinh doanh có thể sẽ nảy sinh giữa các đối tác với nhau. Quan trọng là phải có đủ tiền trong giai đoạn này để giúp doanh nghiệp tồn tại trước khi lợi nhuận và dòng tiền lưu chuyển ổn định. Quản lý và phong cách lãnh đạo:
Niềm đam mê và tinh thần làm việc chăm chỉ không ngại khó là hai điểm then chốt mà bạn và đội ngũ của mình cần có để vượt qua được giai đoạn khởi đầu khó khăn này. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, bởi vì đội ngũ của bạn còn nhỏ và khách hàng cũng chưa nhiều, bạn sẽ có khuynh hướng kiêm nhiệm nhiều việc cùng lúc một cách chủ động, tích cực. Bạn sẽ có thể tập trung chú ý vào từng chi tiết nhỏ trong doanh nghiệp và trực tiếp để mắt đến tất cả mọi thứ.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, trong giai đoạn này, bạn có thể giống như ông chủ nhà trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Trong một bài thơ của mình, La Fontaine kể về một ông chủ nhà, đêm đến không dám tin tưởng đám đầy tớ hay người làm công, nên phải trực tiếp đốt đèn lên, kiểm tra khắp trong nhà ngoài ngõ, xem cửa nẻo đã đóng chưa, bầy ngựa và dê đi ăn cỏ trên núi đã lùa về đầy đủ chưa, đàn heo trong chuồng đã được cho ăn no nê chưa, các loại hoa và rau trong vườn có được giữ ấm trong nhà kính không. Và ông kết luận trong bài thơ của mình, “Lạ thay con mắt chủ nhà, cũng như con mắt chung tình với ta”, nghĩa là giống như con mắt người yêu bao giờ cũng dõi theo ta.
Trong giai đoạn ban đầu này, đội ngũ của bạn thường có thừa nhiệt huyết và sự tận tâm, nhưng lại thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để hoàn thành vai trò của mình. Do đó, phong cách lãnh đạo của bạn nên tập trung vào những công việc cụ thể. Nói cách khác, nên đề ra cho họ những mục tiêu, định hướng rõ ràng và tập trung theo dõi kết quả công việc.
Theo thống kê, 60% doanh nghiệp thất bại ở giai đoạn đầu là vì thiếu vốn, doanh số bán hàng thấp và chiến lược tiếp thị chưa thỏa đáng. Một khi bạn sống sót qua được giai đoạn này, bạn sẽ tiến tới…
Giai đoạn 2: Phát triển ban đầu
Trong giai đoạn này, công ty của bạn đã bắt đầu làm ăn có lời và mục tiêu của bạn đã chuyển từ tồn tại sang mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Các chức năng trong công ty (như tiếp thị, vận hành, tài chính v.v…) cũng như cơ chế báo cáo công việc cũng được thiết lập rõ ràng và
nghiêm túc hơn.
Thử thách:
Mặc dù công ty bạn đã bắt đầu sinh lợi, khó khăn vẫn còn rất nhiều. Trong thực tế, giai đoạn này còn có nhiều thử thách hơn giai đoạn trước. Khi bạn tìm cách mở rộng doanh nghiệp, bạn có thể sẽ gặp vấn đề về tài chính. Bạn sẽ phải đảm bảo dòng tiền vào nhanh chóng để thuê thêm nhân viên, mở thêm văn phòng và tiếp cận nhiều hoạt động tiếp thị. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải theo dõi và quản lý lưu chuyển tiền tệ thật sát sao, để có thể cân bằng các khoản thu chi của mình.
Khi doanh nghiệp mở rộng, bạn sẽ nhận thấy mình không đủ sức đóng vai ông chủ nhà trong bài thơ của La Fontaine nữa, hãy chuẩn bị đón nhận nhiều sự việc không như ý xảy ra. Khách hàng sẽ bắt đầu phàn nàn là chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn không còn được như trước nữa và họ không được quan tâm chăm sóc nhiều như ban đầu, khi doanh nghiệp của bạn còn có quy mô khiêm tốn.***
Bạn sẽ bực bội vì nhân viên mới được tuyển không thể hiện mức độ quan tâm, năng lực và động lực giống như bạn. Nhưng xin bạn đừng lo lắng quá, vì đây chỉ là một phần của quá trình gây dựng doanh nghiệp mà bạn phải trải qua. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần đề ra các tiêu chuẩn làm việc, quy trình hoạt động, phát triển chế độ đào tạo và hệ thống đánh giá chất lượng nhân viên nghiêm ngặt.***
Khi khối lượng công việc gia tăng trong giai đoạn này và bộ máy trở nên cồng kềnh hơn, bạn sẽ thấy những nhân viên gắn bó từ thuở hàn vi với mình trở nên căng thẳng hơn và có ít động lực làm việc hơn. Tinh thần có thể sẽ giảm sút vì mâu thuẫn nảy sinh giữa các cá nhân hoặc phòng ban và môi trường làm việc gắn bó như một gia đình trước đây đã biến mất. Nếu bạn không giải quyết tốt những vấn đề về nhân sự này, bạn sẽ mất đi nhiều nhân viên chủ chốt cùng với kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được trong quá trình làm việc cho công ty. Trên thực tế, nguyên nhân chính khiến nhiều công ty thất bại ở giai đoạn này là vì họ không đủ sức giữ chân người tài.
Do đó, bạn phải tập trung nhiều hơn vào việc động viên, giữ vững tinh thần nhân viên và xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân và phòng ban với nhau thông qua việc thường xuyên tiếp cận và giao tiếp.
Quản lý và phong cách lãnh đạo:
Trong giai đoạn này, bạn sẽ cần thay đổi từ phong cách quản lý “cầm tay chỉ việc” sang phong cách quản lý đào tạo. Trong khi ở giai đoạn một, bạn chỉ cần tập trung vào công việc thì giờ đây, bạn phải chú trọng vào con người nhiều hơn.*** Bên cạnh việc chỉ đạo nhân viên làm gì và bảo đảm công việc được hoàn tất, bạn sẽ phải dành thời gian, tâm sức xây dựng mối quan hệ hòa hợp giữa các nhân viên trong một bộ phận và giữa các bộ phận với nhau. Bạn sẽ phải động viên nhân viên chia sẻ ý tưởng và đóng góp ý kiến, lắng nghe ý kiến phản hồi, công nhận khả năng của họ và giải quyết những mâu thuẫn có thể phát sinh.
Bốn giai đoạn phát triển của công ty