Vì sao giá quảng cáo Facebook Ads có xu hướng tăng & hiệu quả có xu hướng giảm?

Vì sao giá quảng cáo Facebook Ads có xu hướng tăng & hiệu quả có xu hướng giảm? Giá quảng cáo Facebooks Ads ngày càng cao mà vẫn kém hiệu quả so với trước. Vì sao vậy?

Gần đây có nhiều khách hàng, học viên, những người làm kinh doanh, bán hàng trên Facebook bằng quảng cáo Facebook Ads liên tục trao đổi và chia sẻ về việc “giá quảng cáo cao quá mà vẫn kém hiệu quả so với trước”. Tác giả xin đưa ra một vài thông tin dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân như sau:

Thứ nhất: Số lượng người tham gia quảng cáo gia tăng quá nhanh, quá nhiều

Sự gia nhập bán hàng trên Facebook và quảng cáo trên Facebook hiện nay khá dễ dàng do không có rào cản nào lớn. Người dùng chỉ bỏ ra khoảng 1 ngày đi học hoặc là vài buổi tự học hỏi thông qua người quen, mạng Internet, các cộng đồng chia sẻ là có thể tự làm quảng cáo Facebook được. Ngay sau đó có thể bỏ tiền vào quảng cáo trên Facebook để bán hàng.

Không có thống kê chính thức về số tài khoản đang chạy quảng cáo hiện nay, nhưng chỉ biết rằng quảng cáo xuất hiện ngày càng dày đặc trên Facebook newsfeed (bảng tin), Right column (cột bên phải) và bây giờ là Mobile (di động). Doanh thu quảng cáo tại Việt Nam của Facebook dù không được tiết lộ chính thức nhưng cũng có thông tin không chính thức cho biết Facebook tại Việt Nam có doanh thu từ quảng cáo rất tốt, tăng trưởng mạnh tại Việt Nam so với các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai: Nguyên tắc đấu giá kinh điển

Facebook và các hệ thống quảng cáo trực tuyến luôn dựa vào nguyên tắc đấu giá khi đặt giá quảng cáo. Tức là ưu tiên những quảng cáo có giá cao hơn để hiển thị. Nguyên tắc này giúp Facebook ngày càng tận thu từ khách hàng của mình. Đồng thời cũng tối ưu hóa được doanh thu. Càng nhiều người gia nhập, tính cạnh tranh cao. Đấu giá giá thầu quảng cáo ngày càng cao. Thậm chí giá thầu tối thiểu của Facebook giờ cũng chỉ mang tính tham khảo.

Vì mức độ cạnh tranh cao cộng với một số ngành có biên độ lợi nhuận lớn. Sẵn sàng đặt giá cao ngất ngưởng để được ưu tiên phân phối quảng cáo. Khiến giá quảng cáo ngày càng cao.

Thứ ba: Tỷ lệ tiếp cận tự nhiên ngày càng giảm

Dù không công bố một cách chính thức nhưng hầu hết các fanpage. Và chủ sở hữu fanpage đều dễ dàng nhận ra tỷ lệ “reach (tiếp cận)/ số likes” của một fanpage. Trên Facebook đều có xu hướng giảm mạnh so với trước đấy. Vì vậy những yếu tố mang tính chất “tiếp cận tự nhiên, không mất phí”. (Orgamic Reach) ngày càng ít có hiệu quả. Nếu muốn có nhiều tiếp cận hơn. Bạn phải chi thêm tiền cho quảng cáo. Như vậy chi phí của bạn đã phát sinh thêm nhiều so với trước.

Thứ tư: Thời hoàng kim của Facebook

Ví von mang tính hình ảnh một chút thì: Có vẻ như Facebook đang giống một cô gái đẹp nhất của tuổi xuân, lại là gia đình danh giá. “Con gái có thì lại đang được giá” và gia đình nhà gái thách cưới cao.

Xét về mặt chu kỳ tăng trưởng trong kinh doanh. Có vẻ như Facebook đang đạt ngưỡng đỉnh cao của tăng trưởng kinh doanh. (Doanh thu quảng cáo, số tài khoản đang sử dụng, thời gian online v.v…). Các con số đều đang rất tuyệt vời cho việc kinh doanh và phục vụ cộng đồng.  Và hoàn toàn dễ hiểu nếu như Facebook tiếp tục gia tăng tối ưu hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu. Với nhiều chính sách cập nhật nhằm thu hút nhiều người tha gia quảng cáo. Đổ tiền vào quảng cáo (điển hình là qua Fanpage và Mobile, các mạng lưới quảng cáo của đối tác; Các loại hình quảng cáo mới.

Thứ năm: Mô hình “hớt váng” dễ tổn thương

Cũng có rất nhiều người bán hàng trên Facebook theo đuổi mô hình kinh doanh “hớt váng” và “dễ bị bắt chước”. Hoặc có trào lưu “thấy người ta bán, em cũng nhập về bán thử xem”… Sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng sau bán v.v… Đều có ít nhiều các vấn đề. Đặc biệt là sự phụ thuộc quá lớn vào Facebook & Facebook Ads. (Có khá nhiều đơn vị phụ thuộc gần như 99-100% doanh số đến từ Facebook). Nhiều người bán hàng/đơn vị tăng trưởng nóng hàng trăm đến hàng nghìn phần trăm trong vài tháng. Nhưng rồi cũng gặp vấn đề “giá cao và hiệu quả kém” và sự bí bách về mô hình.

Nguồn hàng dồi dào, người bán nhiều, cạnh tranh về giá cả và chi phí v.v… Dẫn đến các vấn đề khó khăn trong kinh doanh. Sản lượng bán giảm hoặc là chi phí quảng cáo tăng cao hơn thậm chí tính ra. Chi phí quảng cáo có thể cao hơn doanh thu/ ngày (tuần, tháng) dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Mô hình hớt váng là mô hình cho phép kiếm lợi nhuận nhanh. Xâm nhập thị trường nhanh, rút lui nhanh. Nhưng mô hình này dễ ‘tổn thương” nếu không khôn ngoan, không rút lui kịp. Hoặc không có những sản phẩm/ dịch vụ mới để tiếp tục hớt váng thị trường.

Có một học viên của tôi chia sẻ: “trước đây bỏ tiền quảng cáo 1 triệu/ ngày, thu được khoảng 100 đơn hàng. Gọi điện thoại nhiều quá nhiều lúc chán, mệt chẳng buồn nghe. Nhưng bây giờ bỏ 2 triệu quảng cáo /ngày thì bán được vài đơn, may ra thì chỉ đủ tiền quảng caó…”

Một vài lời khuyên để nâng cao hiệu quả quảng cáo và hiệu quả chi phí

– Nên tìm các sản phẩm bán hàng có khả năng tiêu thụ lớn. Biên độ lợi nhuận của sản phẩm tốt để bán hàng. Khác biệt hóa sản phẩm. Các sản phẩm mới, ít cạnh tranh, độc đáo sẽ rất hấp dẫn. Và hiệu quả trên Facebook do không có (ít) người bán, giảm sự cạnh tranh.

– Học hỏi và phát triển các mô hình kinh doanh mới; phát triển sản phẩm mới. Tránh đi theo hướng sao chép, nhất là khi các sản phẩm đang bán có xu hướng bão hòa.

– Vẫn sử dụng Facebook và quảng cáo trên Facebook nhưng cần đa kênh bán hàng trực tuyến. Hoặc đa kênh quảng cáo trực tuyến hơn, tránh sự phụ thuộc 100% vào Facebook.

– Kiểm soát chi phí quảng cáo và chi phí kinh doanh

–  Lưu trữ thông tin và Chăm sóc khách hàng cũ bằng các hình thức miễn phí và các công cụ có chi phí thấp hơn.

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x