Tư duy kinh doanh

Tư duy kinh doanh mà chúng ta cần là gì ?
Tư duy kinh doanh

Yếu tố đầu tiên phân biệt một doanh nhân thành đạt với những người còn lại chính là tư duy kinh doanh hay cách suy nghĩ của họ. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi phát hiện một thực tế lặp đi lặp lại rằng, chủ những doanh nghiệp thành công có cách nghĩ rất khác những người còn lại.

Trong khi đa phần mọi người khi được giao thêm việc thì bất mãn khó chịu thì người có óc kinh doanh và chí tiến thủ lại xem đó là cơ hội để rèn luyện, học hỏi và phát triển. Một người làm công ăn lương khi được cử đi học thì coi đó là khoảng thời gian bị “lấy mất”, trong khi người có óc làm chủ đánh giá đó là cơ hội đầu tư để nâng cao giá trị của mình. Nếu phần lớn những người bình thường khi đứng trước khó khăn thử thách thường tìm cách né tránh hoặc viện cớ để rút lui thì người có óc kinh doanh lại không lùi bước, họ chấp nhận khó khăn thách thức và nỗ lực tìm hướng giải quyết.

Tư duy kinh doanh và cách nghĩ của chúng ta là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo thành công trong kinh doanh. Thực tế, có thể nói rằng thành công trong kinh doanh phụ thuộc 70% vào tâm lý và 30% vào chiến lược. Đó là vì cơ quan đầu não của chúng ta tác động đến mọi việc trên đời. Nó tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi và thái độ của bạn, và những điều này cuối cùng lại ảnh hưởng đến kết quả mà bạn tạo ra.

Tư duy kinh doanh : Đứng ra chịu trách nhiệm và có tinh thần làm chủ

Điểm chung đầu tiên mà tất cả những doanh nhân thành đạt đều có là việc đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn cho tất cả mọi việc.

Mỗi khi tôi hỏi một chủ công ty, tại sao công ty của họ không thành công như mong đợi, tôi thường nhận được những câu trả lời như sau:

“À, thì tôi không tìm được người giỏi.”

“Mật ít ruồi nhiều thành ra có quá nhiều đối thủ!”

“Kinh tế suy thoái!” “Ngành của chúng tôi cạnh tranh ghê lắm.”

“Thiên hạ dạo này không chi nhiều tiền mua sắm nữa.”

“Tôi không có đủ vốn.”

“Nếu có thêm tiền, mọi thứ sẽ khác đi.”

“Đối tác của tôi rất khó chơi.”

“Vận may dường như quay lưng lại với tôi.”

“Tôi không có thời gian để tập trung cho tiếp thị.”

“Tôi không có đủ kinh nghiệm.” “Tôi còn quá trẻ!”

“Tôi già mất rồi.”

Tất cả những lý do này tuy khác nhau về tình tiết nhưng đều giống nhau ở nội dung cơ bản: tìm cách đẩy trách nhiệm cho một ai đó hay một điều gì đó. Phần lớn người đời (với cách nghĩ của người đi làm thuê) khi đứng trước một thất bại hay điều không như ý thường viện ra rất nhiều cớ và lời bào chữa để đổ lỗi cho ai khác hay điều gì khác chứ không phải là mình.

Họ đổ lỗi cho nền kinh tế, cho chính phủ, cho đối thủ, cho sự may rủi, nhân viên kém cỏi, không trung thành và khách hàng khó tính,… đã gây ra những thất bại của chính mình. Họ cũng thường viện đủ lý do bào chữa như không đủ thời gian, không đủ tiền hay không có nhiều mối quan hệ.

Việc đổ lỗi cho người khác tước đoạt sức mạnh của bạn

Một khi bạn còn mang nặng tâm lý muốn đổ lỗi cho người khác hoặc việc khác đồng thời bào chữa cho mình, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ thành công trong kinh doanh. Tại sao tôi dám nói chắc như vậy? Bởi vì khi đổ lỗi cho người khác hoặc việc khác, bạn đã trao cho người đó hay việc đó toàn quyền kiểm soát kết quả của bạn. Một động thái như vậy, thực chất tước đoạt sức mạnh và cơ hội hành động của bạn để đạt được điều mình mong muốn.

Ví dụ, nếu bạn cho rằng nền kinh tế đi xuống có lỗi trong việc doanh thu công ty bạn sụt giảm, điều đó có nghĩa là “nền kinh tế” chính là “kẻ” điều khiển sự thành bại của công ty bạn. Vì bạn không thể làm gì để thay đổi nền kinh tế nên điều đó cũng có nghĩa là bạn không thể làm gì được cả. Nếu tình hình kinh tế xấu đi, cơ hội thành công của bạn bằng không.

Tìm cách đổ lỗi và bào chữa cho mình là kiểu “tư duy nạn nhân” và dễ hiểu là những người có cách nghĩ như vậy không thể thành công được.

Nếu có thì cũng chỉ là “ăn may” còn thất bại là điều cầm chắc mỗi khi hoàn cảnh khách quan không xảy ra đúng như mong muốn.

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x