Quy trình phát triển công ty

Quy trình phát triển công ty Làm thế nào để xây dựng và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh mà không cần bạn tham gia với tư cách một nhân viên tận tụy?  Có một quy trình gồm năm bước giúp bạn làm việc này.

Quy trình phát triển công ty

Bước đầu tiên là phải có một tầm nhìn sáng tỏ rõ ràng về công ty. Bạn phải có trong đầu bức tranh toàn cảnh về công ty khi nó phát triển toàn diện. Nếu không có một bức tranh rõ ràng, bạn sẽ hoang mang, không hình dung được đường đi nước bước tiếp theo.

Tất cả doanh nhân giỏi mà tôi quen biết đều bắt đầu bằng việc hình dung rõ về công ty của mình trong vòng 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm tới. Khi Ray Kroc bắt đầu bán nhượng quyền kinh doanh McDonald’s, ông đã có trong đầu hình ảnh chuỗi nhà hàng McDonald’s mọc lên trên toàn nước Mỹ và sau đó lan rộng khắp thế giới. Ông hình dung cả nụ cười tươi tắn trên môi của các nhân viên phục vụ và những chiếc bánh đến tay hàng triệu người thuộc đủ thành phần với một tiêu chuẩn nhất định. Khi Bill Gates thành lập Microsoft, ông đã nhìn thấy hình ảnh máy tính xuất hiện ở tất cả các hộ gia đình và chạy phần mềm của Microsoft (đó là vào những năm 1980, khi phần lớn gia đình còn chưa có máy tính).

Tương tự, khi dựng lên “Adam Khoo & Associates” cùng với một nhân viên, tôi đã tưởng tượng cảnh nó phát triển từng ngày, trở thành trung tâm huấn luyện về phát triển con người lớn nhất Châu Á, với hàng trăm nhân viên ở nhiều nước, giúp khơi gợi sức mạnh và quyết tâm thay đổi cho hàng trăm ngàn người già trẻ lớn bé thuộc mọi thành phần và ngành nghề. Nếu thiếu tầm nhìn đó 6 năm về trước, tôi sẽ không có những quyết định và hành động cần thiết để biến nó thành một AKLTG như ngày nay./// Bạn thấy đó, khi bạn có một tầm nhìn rõ ràng về công ty, hình ảnh đó sẽ hướng dẫn và tác động tới bạn trong mỗi việc bạn làm hàng ngày. Nếu bạn thấy công ty mình trở thành tập đoàn hàng triệu đô, với hàng trăm nhân viên ở 10 nước, thì từ ngày đầu tiên, bạn sẽ làm việc theo một cách rất khác. Thay vì chú trọng làm tốt việc kinh doanh hiện tại, bạn sẽ dành thời gian tạo ra mô hình tối ưu và không mệt mỏi trong việc tìm kiếm nhân tài để hợp lực với mình xây dựng công ty. Bạn sẽ dành một phần lợi nhuận để tái đầu tư và liên tục mở rộng hiểu biết, học thêm những kỹ năng mới để điều hành công ty có quy mô lớn hơn.

Tầm nhìn sáng tỏ quan trọng như bản thiết kế đối với người thợ xây nhà vậy. Trước khi xây một tòa nhà, bạn cần điều gì đầu tiên? Tất nhiên đó là bản thiết kế do kiến trúc sư thực hiện. Bản thiết kế cho biết tòa nha sẽ có hình dáng thế nào sau khi hoàn tất. Ngôi nhà được xây theo kiểu nào? Diện tích bao nhiêu? Có bao nhiêu tầng? Dùng vật liệu loại nào? Có bao nhiêu cửa ra vào và cửa sổ? Sàn bằng đá hoa cương hay lát gỗ, v.v…

Với bản thiết kế đến từng chi tiết này, nhà thầu sẽ hướng dẫn từng đội của mình thực hiện những phần việc khác nhau như xử lý móng, đổ bê tông, xây tường… và giám sát liên tục để đảm bảo rằng ngôi nhà được xây đúng theo bản vẽ của kiến trúc sư, chính xác đến từng phân. Cuối cùng, nhà thầu xây dựng sẽ hoàn tất công việc của mình khi ngôi nhà anh ta xây giống y như bản vẽ của kiến trúc sư. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ có vài sai biệt nhỏ, nhưng nhìn chung, căn nhà sẽ là bản sao của bản vẽ. Và đây là cũng là cách bạn xây dựng công ty.

Nếu gặp một người thợ xây, hàng ngày hùng hục xây tường hay bào gỗ, mà không biết mình sẽ làm ra cái gì, chắc bạn nghĩ người này bị khùng. Làm sao có thể cắm cúi xây mà không biết mình xây cái gì! Một thời gian sau, cái mà anh ta xây liệu có thể dùng được vào việc gì? Để ở, hay làm nhà kho, hay bỏ hoang? Mặc dù với chuyện xây nhà ai cũng có thể thấy ngay đó là điều bất hợp lý, nhưng đây chính là điều mà phần lớn doanh nhân đang làm với công ty của mình. Gặp chăng hay chớ, họ cắm cúi làm mà không hề biết mình đang xây nên cái gì, hay công ty mình sẽ đi về đâu. Không có một tầm nhìn rõ ràng, các quyết định của bạn thường thiển cận, mang tính đối phó và thiếu thận trọng. TẦM NHÌN LÀ HÌNH ẢNH CÔNG TY KHI NÓ ĐƯỢC HOÀN TẤT




Bây giờ, tôi muốn bạn nhắm mắt lại, kích hoạt sự sáng tạo và cho phép trí tưởng tượng đưa bạn tới tương lai. Nhớ rằng bạn là kiến trúc sư, là người đặt bút vẽ bản thiết kế cho công ty mình.Bạn muốn công ty có quy mô như thế nào vào cái ngày nó được hoàn tất và bạn có thể bán nó đi, đưa nó lên sàn chứng khoán hay để nó tự vận hành và bạn chỉ ngồi đấy hưởng thụ thành quả của mình suốt đời?Công ty sẽ có bao nhiêu cửa hàng hoặc văn phòng đại diện ở mỗi nước, mỗi thành phố? Bạn muốn có bao nhiêu nhân viên trong mỗi cửa hàng? Doanh thu hàng năm là bao nhiêu, lợi nhuận sau thuế thế nào? Thương hiệu của bạn là gì? Nhân viên cần có những phẩm chất và giá trị thế nào? Công ty sẽ phục vụ khách hàng nào? Có bao nhiêu khách hàng mỗi năm? Công ty sẽ đóng góp những gì cho cộng đồng? Cuối cùng, mất bao lâu để bạn hoàn thành công trình này?QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ CẤU TỔ CHỨCMột khi bạn đã có bức tranh rõ nét về công ty, bạn cần thực hiện bước thứ hai trong quy trình phát triển công ty. Đó là lập ra quy trình phát triển tổ chức hay cơ cấu các bộ phận trong công ty.

Bước thứ hai này giúp trả lời câu hỏi: “Cần phải phát triển các bộ phận trong công ty như thế nào để nó có thể đạt được mục tiêu cao nhất? Đâu là những bước cần thiết trong việc xây dựng một bộ máy vận hành tốt nhất?”.

Đầu tiên, bạn cần vẽ ra sơ đồ tổ chức công ty. Mỗi khi tôi nêu vấn đề này với các chủ doanh nghiệp nhỏ (hay người làm thuê cho chính mình), họ thường phì cười, “Sơ đồ công ty chỉ dành cho tập đoàn lớn! Chúng tôi chỉ có vài người, cần gì đến một sơ đồ? Mọi người phân nhau mỗi người mỗi phận sự là được. Khi ai đó bận hay không làm được, người khác sẽ làm thay”.

Tiếc thay đó chỉ là cách nghĩ làm hạn chế doanh nghiệp. Xin chia sẻ với bạn từ kinh nghiệm bản thân rằng việc lập sơ đồ tổ chức công ty là CỰC KỲ CẦN THIẾT, kể cả khi bạn chỉ có một nhân viên là chính bạn! Sơ đồ tổ chức giúp bạn hình dung rõ những bộ phận cần thiết để công ty hoạt động thông suốt và hiệu quả nhất. Nó cũng giúp bạn giao phó trách nhiệm đến từng thành viên (kể cả bạn). Nhìn vào đó, bạn sẽ lập tức thấy bộ phận nào đang hoạt động không hiệu quả cần có sự cải tiến tức thì.

Lập sơ đồ tổ chức công ty

Hãy hình dung công ty bạn là một chiếc máy bay mà mỗi bộ phận trong công ty hoạt động như một động cơ. Để công ty cất cánh và vươn đến đỉnh cao, các động cơ phải hoạt động hết công suất. Lý do khiến nhiều công ty không những không thể cất cánh mà còn bị tai nạn là vì có một hoặc vài động cơ hoạt động không tốt. Nếu không có sơ đồ tổ chức, bạn sẽ không biết rõ bộ phận nào hay động cơ nào đang gặp trục trặc để có biện pháp cứu chữa kịp thời.

Vậy, để một công ty hoạt động cần có những bộ phận nào và chúng liên quan với nhau ra sao? Các công ty có thể khác nhau về loại hình và quy mô hoạt động nhưng tựu chung, tất cả các công ty đều cần có bốn bộ phận chính. Đó là: tiếp thị, tài chính, sản xuất và nhân sự. Trong mỗi công ti 122 bộ phận chính này lại có các bộ phận nhỏ hơn nhưng không thể thiếu. Bốn bộ phận chính này phải nằm dưới sự điều hành của ban quản lý mà đại diện là giám đốc điều hành (CEO) hay chủ tịch.

Cơ cấu tổ chức của một công ty thường có những bộ phận sau: Bạn có thể thấy rằng những bộ phận nhỏ hơn của bộ phận sản xuất còn để trống vì mỗi ngành khác nhau sẽ “lấp vào chỗ trống” khác nhau. Trong khi đó, các bộ phận nhỏ khác lại khá giống nhau giữa các ngành. Một lần nữa, sơ đồ tổ chức cho thấy những việc cần làm để công ty vận hành thành công và sinh lợi.

Những bộ phận ở phía trên sơ đồ tổ chức là những bộ phận tạo giá trị cao hơn cho công ty. Nói cách khác, bộ phận càng ở trên cao càng có nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty và giá trị thị trường. Như vậy, bạn càng dành nhiều thời gian cho những bộ phận ấy, công ty sẽ càng phát triển nhanh hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Đọc tiếp phần 2 tại đây

Quy trình phát triển công ty

Xem thêm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x